Lời giải:
* Ưu điểm:
– Tiền mặt:
+ Tiền mặt có thể thanh toán nhanh chóng, không cần qua trung gian thanh toán.
+ Tiền mặt giúp bảo mật thông tin cá nhân.
+ Không tốn kém các chi phí khác như phí duy trì tài khoản, phí sử dụng thẻ thường niên do người sở hữu trực tiếp quản lý.
– Thẻ tín dụng:
+ Thẻ tín dụng giúp chủ động trong việc chi tiêu, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
+ Tiết kiệm thời gian và công sức để tìm kiếm nguồn tiền.
+ Giúp cho việc giữ tiền hiệu quả nếu có kế hoạch cụ thể.
* Nhược điểm:
– Tiền mặt:
+ Tiền mặt có tính an toàn thấp, nguy cơ rủi ro, mất mát lớn
+ Các cơ quan quản lý sẽ khó khăn trong việc xác định tính xác thực của các giao dịch, dễ xảy ra tình trạng giao dịch khống nhằm mục đích trốn thuế, gian lận thuế của các doanh nghiệp kinh doanh.
– Thẻ tín dụng:
+ Sẽ mất một khoảng phí khá cao khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng.
+ Nếu bị mất thẻ tín dụng, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì kẻ gian có thể sử dụng thẻ tín dụng này để trục lợi, thực hiện các giao dich bất chính, móc tiền của chủ thẻ.
+ So với các hình thức khác, thẻ tín dụng có tiền lãi cao hơn.
+ Thẻ tín dụng dễ bị rò rỉ thông tin cá nhân khi mở thẻ.
>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 8: Tín dụng
– Phân phối của tín dụng mang tính hoàn trả;
– Hoạt động của tín dụng có sự vận động đặc biệt của giá cả;
– Ở quan hệ tín dụng có mặt đồng thời cả người vay và người cho vay.
Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, thông thường người ta thường phân loại theo một vài yếu tố sau:
Thời hạn tín dụng
– Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn dưới 12 tháng.
– Tín dụng trung hạn: Thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng.
– Tín dụng dài hạn: Thời hạn cho vay lớn hơn 60 tháng.
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
– Tín dụng vốn lưu động: Dùng để hình thành vốn lưu động cho các tổ chức kinh doanh
– Tín dụng vốn cố định: Được dùng hình thành tài sản cố định.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
– Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Dành cho doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh sử dụng vào mục đích sản xuất, lưu thông hàng hoá.
– Tín dụng tiêu dùng: Dành cho cá nhân đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, xây dựng nhà cửa, xe cộ, học tập…
Căn cứ vào tính chất đảm bảo
– Tín dụng có bảo đảm: Là các khoản vay phát ra đều có tài sản thế chấp tương đương như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh.
– Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Khách hàng phải đảm bảo có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín với ngân hàng…
Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động tín dụng
– Tín dụng nội địa: Là quan hệ tín dụng phát sinh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
– Tín dụng quốc tế: Là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức