• Trang chủ
  • Em hãy cho biết tại sao Nhà nước lại thu thuế gián thu?
storage/uploads/em-hay-cho-biet-tai-sao-nha-nuoc-lai-thu-thue-gian-thu_1

Em hãy cho biết tại sao Nhà nước lại thu thuế gián thu?

Câu hỏi: Em hãy cho biết tại sao Nhà nước lại thu thuế gián thu?

Lời giải:

Nhà nước lại thu thuế gián thu vì đây là nguồn thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ cung cấp, trong đó người nộp thuế không là người chịu thuế như đối với thuế trực thu. Bên cạnh đó, thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường nên loại thuế này có tác dụng điều tiết tiêu dùng của xã hội.

=> Vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế nên hạn chế được động cơ trốn thuế nên thu thuế gián thu đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách và dễ quản lí.

>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6: Thuế

Kiến thức tham khảo về Thuế

1. Lịch sử ra đời, phát triển của thuế

Em hãy cho biết tại sao Nhà nước lại thu thuế gián thu?

Nhìn từ góc độ xã hội, thuế là khoản đóng góp, bằng tài sản cho nhà nước do pháp luật quy định thành nghĩa vụ đối với các cá nhân hoặc tổ chức, đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của nhà nước.

Thuế ra đời và phát triển cùng với nhà nước, là công cụ chủ yếu để nhà nước thu ngân sách. Do đó, bản chất và công dụng xã hội của thuế gắn với bản chất của nhà nước. Thuế được thu dưới hình thức hiện vật hoặc bằng tiền. Người có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước là tổ chức, cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, có thu nhập hoặc tài sản được pháp luật xác định là đối tượng chịu thuế nên quan hệ thu, nộp này không mang tính đối giá. Thuế là khoản nhà nước thu đối với tổ chức, cá nhân, là tài sản thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước không có nghĩa vụ hoàn trả lại khoản tiền thuế này cho người nộp. Do thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và việc thu thuế có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, nên ngày nay các quốc gia đều thực hiện nguyên tắc là thuế do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (quốc hội, nghị viện) đặt ra hoặc bãi bỏ. Ở một số nước có sự tách biệt giữa ngân sách trung ương với ngân sách của chính quyền địa phương, thì chính quyền địa phương cũng được quyền đặt ra hoặc bãi bỏ một số loại thuế áp dụng ở địa phương trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp.

Ở Việt Nam, trong thời kì thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước chỉ thu thuế đối với thành phần kinh tế tập thể, cá thể. Cuộc cải cách chế độ thu ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội Khoá VIII kì họp thứ tư năm 1989 đã đưa đến việc áp dụng thống nhất chế độ thu thuế đối với tất cả các thành phần kinh tế. Theo quy định của Hiến pháp nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001, Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn đặt ra hoặc bãi bỏ các thứ thuế.

2. Vai trò của thuế

– Thuế tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, được xem là khoản thu quan trọng nhất trong xã hội, có tính ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoảng thu này càng lớn. Vì vậy, nếu không có thuế thì nhà nước không thể hoạt động vững mạnh.

– Là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: thuế góp phần thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm kê, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với mọi thành phần kinh tế theo hướng phát triển trong kế hoạch do nhà nước đề ra, góp phần tích cực trong việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế của một quốc gia.

– Có chức năng điều tiết nền kinh tế quốc dân. Hai mặt trong nền kinh tế mà thuế tham gia điều tiết là: kích thích và hạn chế. Nhà nước thông qua các chính sách thuế để tác động lên cung cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh tế – đặc trưng của nền kinh tế thị trường.

– Đảm bảo công bằng xã hội: nhà nước thông qua thuế để điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo bằng cách trợ cấp hoặc cung cấp hàng hóa công cộng.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, GDCD 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết