• Trang chủ
  • Dựa vào thông tin trong mục 5 và hình 2.5, hãy trình bày phương pháp khoanh vùng (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện)?
storage/uploads/dua-vao-thong-tin-trong-muc-5-va-hinh-25-hay-trinh-bay-phuong-phap-khoanh-vung-doi-tuong-hinh-thuc-va-kha-nang-the-hien_1

Dựa vào thông tin trong mục 5 và hình 2.5, hãy trình bày phương pháp khoanh vùng (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện)?

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 5 và hình 2.5, hãy trình bày phương pháp khoanh vùng (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện)?

Lời giải:

Dựa vào thông tin trong mục 5 và hình 2.5, hãy trình bày phương pháp khoanh vùng (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện)?

 

– Đối tượng phân bố không đều theo từng vùng nhất định 

– Hình thức thể hiện bằng: đường nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó

– Khả năng thể hiện sự phân bố của đối tượng.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ 

Kiến thức tham khảo về Ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ và sự biểu hiện của phương pháp khoanh vùng 

Ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ: Các kí hiệu biểu hiện trên bản đồ chính là ngôn ngữ của bản đồ.

+ Từng kí hiệu được thể hiện ở mỗi bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và mức độ tỉ lệ mà bản đồ cho phép.

Phương pháp khoanh vùng được dùng để biểu hiện những đối tượng địa lí có sự phân bố tập trung (hoặc phổ biến) trên một không gian lãnh thổ nhất định.

Phương pháp khoanh vùng dùng để thể hiện không gian phân bố của một đối tượng, hiện tượng nào đó, ví dụ: vùng dân tộc khác nhau, vùng phân bố cây thuốc nam, vùng phân bố trâu, bò… Các vùng thuộc các hiện tượng khác nhau có thể không kề nhau, có thê xen kẽ nhau, thậm chí có thể che cho nhau do phụ thuộc vào vị trí tương quan thực tế của các hiện tượng đó. Người ta có thể dùng màu sắc, nét chải, kí hiệu… để thể hiện sự phân bố của đối tượng (chú ý kí hiệu ở phương pháp vùng phân bố không gắn với một điểm cụ thể trên bản đồ tương ứng với ngoài thực tế như phương pháp kí hiệu, mà kí hiệu ở đây tượng trưng cho sự có mặt của đối tượng trên toàn vùng).

Ví dụ: Sự phân bố các kiểu thảm thực vật, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng

 

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết