• Trang chủ
  • Dựa vào hình 9.3 hãy trình bày hiện tượng phơn (gió phơn) và cho biết nguyên nhân hình thành hiện tượng này
storage/uploads/dua-vao-hinh-93-hay-trinh-bay-hien-tuong-phon-gio-phon-va-cho-biet-nguyen-nhan-hinh-thanh-hien-tuong-nay_1

Dựa vào hình 9.3 hãy trình bày hiện tượng phơn (gió phơn) và cho biết nguyên nhân hình thành hiện tượng này

Câu hỏi: Dựa vào hình 9.3 hãy trình bày hiện tượng phơn (gió phơn) và cho biết nguyên nhân hình thành hiện tượng này.

Dựa vào hình 9.3 hãy trình bày hiện tượng phơn (gió phơn) và cho biết nguyên nhân hình thành hiện tượng này

Trả lời

– Hiện tượng phơn hay còn gọi là gió phơn: là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống.

– Nguyên nhân hình thành hiện tượng phơn: gió bị chặn lại ở sườn núi đón gió khi thổi tới dãy núi cao. Lúc này nhiệt độ giảm, gây mưa. Khi sang sườn bên kia, nhiệt độ tăng, hơi nước giảm vì vấyinh ra gió nóng khô.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 9: Khí áp và gió – Chân trời sáng tạo

Hiện tượng foehn (gió phơn)

Hiện tượng foehn (gió phơn) chỉ việc gió sau khi vượt qua núi trở nên khô và nóng. Ở Việt Nam, hiện tượng foehn vào mùa gió Tây Nam thường được dân gian gọi là gió Lào hoặc gió phơn Tây Nam khô nóng.

Foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức chỉ thứ gió ở vùng núi Alps, nhờ nó khu vực Trung Âu được hưởng khí hậu ấm áp.

Ở những nơi khác trên thế giới, hiện tượng này được gọi bằng các tên khác. Chẳng hạn, ở Mỹ và Canada gọi là chinook, và có nơi gọi là Diablo hay gió Santa Ana. Còn ở Tây Ban Nha gọi là gió Bilbao. Ở Việt Nam gọi là gió Lào. Nói chung, thường đặt tên cho gió này theo tên địa phương nơi xảy ra.

Gió hình thành và chuyển động song song với mặt đất. Khi bị núi chắn ngang thì gió phải vượt lên cao, lên tầng không khí loãng và lạnh hơn, khiến cho hơi nước ngưng tụ, gây mưa bên triền núi hứng gió và đồng thời làm gió giảm áp suất. Khi đã qua đỉnh núi thì gió trở thành một luồng khí khô hạ áp nên khi đi từ trên cao xuống, gặp không khí đặc hơn gió sẽ bị nén lại. Quá trình đó làm tăng nhiệt độ của gió (quá trình đoạn nhiệt trong nhiệt động lực học). Kết quả là bên triền núi hứng gió (đoạn lên núi) thì gió ẩm, mát và gây mưa nhiều nhưng bên triền núi khuất gió (đoạn xuống núi) thì gió lại khô và nóng. Dãy núi càng cao, thì khi xuống núi mức gia tăng nhiệt độ càng lớn và càng khô.

Gió khô nóng nên dễ gây ra hỏa hoạn, nhất là cháy rừng. Đặc biệt, nó làm cho khí hậu ở các vùng mà nó thổi tới trở nên có nhiệt độ cao hơn và khô hơn gây các cây xanh khô héo…

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết