• Trang chủ
  • Dựa vào hình 9.3 hãy nêu sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió
storage/uploads/dua-vao-hinh-93-hay-neu-su-khac-nhau-ve-nhiet-do-khong-khi-va-luong-mua-o-suon-don-gio-va-suon-khuat-gio_1

Dựa vào hình 9.3 hãy nêu sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió

Câu hỏi: Dựa vào hình 9.3 hãy nêu sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió.

Dựa vào hình 9.3 hãy nêu sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió

Trả lời

Theo độ cao của dãy núi nhiệt độ không khí ở sườn đón gió giảm dần: cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC và lượng mưa lớn dần. Ở sườn khuất gió khi di chuyển từ đỉnh núi xuống chân núi, nhiệt độ không khí lại tăng dần khi: cứ 100m, nhiệt độ tăng 1oC và lượng mưa rất nhỏ.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 9: Khí áp và gió – Chân trời sáng tạo

Gió Phơn là gì? Gió phơn hình thành như thế nào?

Gió Phơn là gì?

Trong hoàn lưu khí quyển có một hệ thống gió không thường xuyên đó là gió “Phơn”. Gió Phơn là gió khô nóng thổi từ trên núi xuống (gió sau khi vượt qua núi trở nên khô và nóng)

Gió Phơn được nghiên cứu đầu tiên ở ngọn núi Fohn (dãy núi Anpơ – Alps).

Tên Fohn được bắt nguồn từ Fvonius (nghĩa là gió Tây, nóng). Loại gió này cũng xuất hiện ở một số nơi khác như Chinook thuộc dãy Rocky, ở Zonda thuộc dãy Andes và ở phía Bắc dãy Trường Sơn ở Việt Nam.

Gió phơn hình thành như thế nào?

Về bản chất, gió phơn trước khi “vượt đèo” cũng giống như các loại gió khác, được hình thành và chuyển động song song với mặt đất. Lúc này gió vẫn mang hơi ẩm.

Khi gặp núi cao chắn ngang, gió phải vượt lên cao. Theo nguyên lý, khi càng lên cao không khí sẽ càng loãng, nhiệt độ giảm (cứ 100m sẽ giảm 0,6 độ C) và cảm giác lạnh hơn. Hơi ẩm mà gió mang theo sẽ bị ngưng tụ, tạo mây và dẫn đến mưa ở sườn núi đón gió. Gió lúc này đã bị mạn núi đón gió làm giảm áp suất.

Dựa vào hình 9.3 hãy nêu sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió (ảnh 2)

Lúc vượt qua đỉnh núi cũng là lúc gió mất hết hơi ẩm ban đầu và trở thành khối khí khô nóng hạ áp. Càng đi xuống dưới nhiệt độ sẽ càng tăng thêm, gió nhận thêm nhiều nhiệt, bị không khí đặc làm nén lại và trở nên khô nóng hơn bình thường. 

Điều này giải thích vì sao bên mạn núi hứng gió đi lên thì ẩm, gây mưa còn bên mạn núi gió đi xuống thì rất khô và nóng. Núi càng cao thì hiện tượng gió phơn càng thể hiện rõ rệt và tình trạng mưa ở mạn đón gió và khô nóng ở mạn còn lại càng nặng hơn.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết