• Trang chủ
  • Dựa vào hình 4.4, hình 4.5 và thông tin trong bài, em hãy giải thích sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương
storage/uploads/dua-vao-hinh-44-hinh-45-va-thong-tin-trong-bai-em-hay-giai-thich-su-hinh-thanh-day-nui-himalaya-himalaya-va-vanh-dai-lua-thai-binh-duong_1

Dựa vào hình 4.4, hình 4.5 và thông tin trong bài, em hãy giải thích sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương

Câu hỏi: Dựa vào hình 4.4, hình 4.5 và thông tin trong bài, em hãy: Giải thích sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương.

Dựa vào hình 4.4, hình 4.5 và thông tin trong bài, em hãy giải thích sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương
Dựa vào hình 4.4, hình 4.5 và thông tin trong bài, em hãy giải thích sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương (ảnh 2)

Trả lời

Giải thích sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương: 
Do 2 mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a và mảng Âu – Á xô vào nhau làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất tạo thành các dãy núi cao và sinh ra núi lửa.

Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 4: Trái Đất, Thuyết kiến tạo mảng – Chân trời sáng tạo

Kiến thức tham khảo Thuyết kiến tạo mảng

Kiến tạo mảng mô tả các chuyển động ở quy mô lớn của thạch quyển Trái Đất. Học thuyết này hoàn thiện các quan niệm trước đây về trôi dạt lục địa do Alfred Wegener đề xuất trong các thập niên đầu thế kỷ 20 và tách giãn đáy đại dương trong thập niên 1960.

Phần ngoài cùng nhất của Trái Đất được cấu tạo bởi thạch quyển nằm trên và quyển mềm bên dưới. Thạch quyển bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng nhất của quyển manti. Quyển mềm thuộc manti ở trạng thái rắn, nhưng có độ nhớt và ứng suất cắt tương đối thấp nên có thể chảy giống như chất lỏng nếu xét theo thời gian địa chất. Phần sâu nhất của manti bên dưới quyển mềm thì cứng do chịu áp suất lớn hơn.

Thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo và chúng trượt trên quyển mềm. Các mảng này di chuyển tương đối với nhau theo một trong ba kiểu ranh giới mảng: hội tụ hay va chạm; tách giãn, cũng được gọi là trung tâm tách giãn; và chuyển dạng. Các trận động đất, hoạt động núi lửa, sự hình thành các dãy núi, và rãnh đại dương đều xuất hiện dọc theo các ranh giới này. Sự dịch chuyển sang bên của các mảng vào khoảng 50 – 100 mm/năm.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết