• Trang chủ
  • Dựa vào hình 4.2 và thông tin trong bài, em hãy mô tả cấu tạo vỏ Trái Đất và Cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương
storage/uploads/dua-vao-hinh-42-va-thong-tin-trong-bai-em-hay-mo-ta-cau-tao-vo-trai-dat-va-cho-biet-su-khac-nhau-giua-vo-luc-dia-va-vo-dai-duong_1

Dựa vào hình 4.2 và thông tin trong bài, em hãy mô tả cấu tạo vỏ Trái Đất và Cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương

Câu hỏi: Dựa vào hình 4.2 và thông tin trong bài, em hãy:

– Mô tả cấu tạo vỏ Trái Đất.

– Cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Dựa vào hình 4.2 và thông tin trong bài, em hãy mô tả cấu tạo vỏ Trái Đất và Cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương

Trả lời

– Cấu tạo vỏ Trái Đất:

+ Phần cứng ngoài cùng của Trái Đất là vỏ Trái Đất. Dưới đại dương vỏ Trái Đất có độ dày 5 km và trên lục địa là 70 km.

+ Vỏ trái đất gồm 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

– Sự khác nhau giữa 2 kiểu vỏ Trái Đất: vỏ lục địa và vỏ đại dương:

Tiêu chí

Vỏ lục địa

Vỏ đại dương

Phân bố Ở lục địa và 1 phần vỏ Trái Đất dưới mực nước biển. Ở các nền đại dương, vỏ Trái Đất dưới tầng nước biển.
Độ dày 70 km 5 km
Các tầng đá cấu tạo Bao gồm 3 tầng đá: trầm tích, granit và badan. Chỉ bao gồm 2 tầng đá: trầm tích và badan.

Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 4: Trái Đất, Thuyết kiến tạo mảng – Chân trời sáng tạo

Kiến thức tham khảo về Lịch sử hình thành Trái Đất

Lịch sử Trái Đất trải dài khoảng 4,55 tỷ năm, từ khi Trái Đất hình thành từ Tinh vân Mặt Trời cho tới hiện tại. Bài viết này đưa ra 1 khái quát chung, tóm tắt những lý thuyết khoa học được nhiều người công nhận hiện tại.

Dựa vào hình 4.2 và thông tin trong bài, em hãy mô tả cấu tạo vỏ Trái Đất và Cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương (ảnh 2)

Trái Đất được hình thành cùng với Hệ Mặt Trời từ khi Hệ Mặt Trời ban đầu tồn tại như 1 đám mây bụi và khí lớn, quay tròn, gọi là tinh vân Mặt Trời. Tinh vân này gồm hydro và heli được tạo ra từ Vụ Nổ Lớn, và những nguyên tố hóa học nặng hơn khác được tạo ra từ các ngôi sao đã chết. Sau đó, vào khoảng 4,6 tỷ năm trước (15 đến 30 phút trước khi chiếc đồng hồ tưởng tượng của chúng ta bắt đầu chạy), có thể 1 ngôi sao ở gần đó bắt đầu trở thành 1 siêu tân tinh. Vụ nổ gây sóng chấn động về hướng tinh vân Mặt Trời và làm nó bị nén vào. Vì đám mây tiếp tục quay, lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc so với trục quay của nó. Đa phần khối lượng tập trung ở giữa và bắt đầu nóng lên. Lúc ấy, khi trọng lực làm cho vật chất cô đặc lại xung quanh các hạt bụi vật chất, phần còn lại của đĩa bắt đầu tan rã thành những vành đai. Các mảnh nhỏ va chạm vào nhau và tạo thành những mảnh lớn hơn… Những mảnh nằm trong tập hợp nằm cách trung tâm khoảng 150 triệu kilômét tạo thành Trái Đất. Khi Mặt Trời ngày càng đặc lại, nó nóng lên, phản ứng hạt nhân bùng nổ và tạo nên gió Mặt Trời thổi bay đa phần những vật chất ở trong đĩa vẫn còn chưa bị cô đặc vào những tập hợp vật chất lớn hơn.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết