• Trang chủ
  • Dựa vào hình 3.2, hình 3.3, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy kể tên một số ứng dụng của GPS mà em biết
storage/uploads/dua-vao-hinh-32-hinh-33-thong-tin-trong-bai-va-hieu-biet-cua-ban-than-em-hay-ke-ten-mot-so-ung-dung-cua-gps-ma-em-biet_1

Dựa vào hình 3.2, hình 3.3, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy kể tên một số ứng dụng của GPS mà em biết

Câu hỏi: Dựa vào hình 3.2, hình 3.3, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy kể tên một số ứng dụng của GPS mà em biết.

Dựa vào hình 3.2, hình 3.3, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy kể tên một số ứng dụng của GPS mà em biết

Trả lời

Một số ứng dụng của GPS:

– Sử dụng trong giao thông hàng không.

– Xác định vị trí bằng điện thoại thông minh.

– Định vị và dẫn đường.

– Sử dụng trong các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí.

– Cảnh báo có thể xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần, … tại các địa điểm

– Giám sát trẻ tự kỉ, người già, người mất trí nhớ, tìm kiếm đồ vật bị thất lạc,…

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống – Chân trời sáng tạo

Kiến thức tham khảo

1. GPS là gì?

GPS là hệ thống định vị toàn cầu do Mỹ phát triển và vận hành. GPS là tên viết tắt của cụm từ “Global Positioning System”. Nó là một hệ thống bao gồm nhiều vệ tinh bay trên quỹ đạo phía trên trái đất ở độ cao 20.200 km.

GPS hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, liên tục suốt 24 giờ và hoàn toàn miễn phí đối với một số dịch vụ.

2. Nguyên lý hoạt động của GPS

Các vệ tinh của GPS sẽ bay vòng quanh Trái Đất với quỹ đạo vô cùng chính xác hai lần/ ngày. Sau đó, GPS sẽ thực hiện phát tín hiệu xuống Trái Đất. Các máy thu GPS được lắp đặt sẵn sẽ tiếp nhận thông tin được truyền xuống này rồi bằng phép tính lượng giác để tính ra được chính xác vị trí của người dùng. 

Dựa vào hình 3.2, hình 3.3, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy kể tên một số ứng dụng của GPS mà em biết (ảnh 2)

Thực tế, bản chất của GPS chính là việc so sánh thời gian mà tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận được lại được tín hiệu đó. Từ đó, chúng ta có thể tính được máy thu GPS cách vệ tinh là bao xa dựa trên độ sai lệch thời gian phát nhận của tín hiệu. Với nhiều quãng đường đo được tới nhiều vệ tinh máy thu thì sẽ tính được vị trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.

Nói một cách khác thì nguyên lý hoạt động của GPS rất đơn giản. Để dể hiệu bạn có thể tưởng tượng như sau. 

– Trên bản đồ có 3 điểm cố định là A, B, C. Dữ liệu định vị GPS sẽ cho bạn biết được khoảng cách lần lượt từ điểm A, B, C đến nơi bạn đứng là 1, 3km, 2km.

– Sau đó bạn có thể vẽ ra 3 vòng tròn có tâm là A, B, C với bán kính lần lượt là 1km, 3km và 2km. 

– Từ đó, bạn sẽ thấy vị trí giao nhau của ba vòng tròn trên chính là vị trí của bạn.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết