• Trang chủ
  • Dựa vào hình 13.2, hình 13.3 nhận xét về vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi có triều cường và triều kém
storage/uploads/dua-vao-hinh-132-hinh-133-nhan-xet-ve-vi-tri-cua-mat-troi-mat-trang-va-trai-dat-khi-co-trieu-cuong-va-trieu-kem_1

Dựa vào hình 13.2, hình 13.3 nhận xét về vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi có triều cường và triều kém

Câu hỏi: Dựa vào hình 13.2, hình 13.3 nhận xét về vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi có triều cường và triều kém.

Dựa vào hình 13.2, hình 13.3 nhận xét về vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi có triều cường và triều kém
Dựa vào hình 13.2, hình 13.3 nhận xét về vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi có triều cường và triều kém (ảnh 2)

Trả lời

– Nhận xét vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất:

+ Khi triều cường: Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất thẳng hàng với nhau.

+ Khi triều kém: Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất vuông góc với nhau.

Nguyên nhân hình thành thủy triều. Thủy triều từ mực nước cao nhất đến thấp nhất 

Nguyên nhân hình thành thủy triều

Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với mặt trăng – là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của mặt trăng gây ra.

Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi vận tốc góc (tốc độ quay) của Quả Đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất khí đó là miền xích đạo của Trái Đất. 

Giải thích hiện tượng thủy triều: Luật hấp dẫn vũ trụ mọi vật đều hấp dẫn lẫn nhau. 

Dựa vào hình 13.2, hình 13.3 nhận xét về vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi có triều cường và triều kém (ảnh 3)

Thủy triều từ mực nước cao nhất đến thấp nhất

– Thủy triều thiên văn cao nhất – Thủy triều cao nhất có thể dự đoán là xảy ra. Lưu ý rằng các điều kiện khí tượng có thể làm gia tăng chiều cao đối với HAT.

– Trung bình nước lớn triều cường – Trung bình của 2 triều cao trong những ngày triều cường.

– Trung bình nước lớn triều kém – Trung bình của 2 triều cao trong những ngày triều kém.

– Mực nước biển trung bình – Đây là trung bình của mực nước biển. MSL là hằng số đối với bất kỳ điểm nào trong một khoảng thời gian dài.

– Trung bình nước ròng triều kém – Trung bình của 2 triều thấp trong những ngày triều kém.

– Trung bình nước ròng triều cường – Trung bình của 2 triều thấp trong những ngày triều cường.

– Thủy triều thiên văn thấp nhất và Chuẩn hải đồ – Thủy triều thấp nhất có thể dự đoán là xảy ra. Các hải đồ hiện đại sử dụng nó như là chuẩn hải đồ. Lưu ý rằng trong những điều kiện khí tượng nhất định thì nước có thể rút xuống thấp hơn cả LAT, nghĩa là có ít nước hơn là những gì chỉ ra trên các hải đồ.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết