• Trang chủ
  • Dựa vào hình 12.2 hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm
storage/uploads/dua-vao-hinh-122-hay-neu-nhung-nhan-to-anh-huong-toi-muc-nuoc-ngam_1

Dựa vào hình 12.2 hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm

Câu hỏi: Dựa vào hình 12.2 hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm.

Dựa vào hình 12.2 hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm

Trả lời

– Những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm:

+ Nước mưa

+ Hơi nước trong không khí

+ Nước từ sông ngòi thấm xuống

+ Địa hình

+ Cấu tạo đất đá,…

Tìm hiểu về Mạch nước ngầm và nguồn gốc hình thành nước ngầm

Mạch nước ngầm là gì?

Mạch nước ngầm cũng có khái niệm như nước ngầm. Vì vậy mạch nước ngầm chính là một lượng nước lớn được tích trữ ở trong lòng đất. Mạch nước ngầm cũng được lưu lại tác các không gian rỗng của đất. Từ đó tạo ra các lớp đất đá trầm tích.

Mạch nước ngâm không chỉ có 1 mà được phân bổ ở khắp mọi nơi trên toàn cầu. Dù đồng bằng, sa mạc hay vung cao đều có thể tìm thấy mạch nước ngầm. Mạch nước ngầm chạy dài theo dòng chảy. Chỉ cần tìm thấy mạch nước ngầm sẽ có được nguồn nước để sử dụng.

Dựa vào hình 12.2 hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm (ảnh 2)

Nguồn gốc hình thành nước ngầm

Phần lớn nước dưới đất hình thành theo một nhánh trong vòng tuần hoàn nước cùng với các yếu tố thủy văn khác. Có bốn con đường hình thành nước dưới đất.

– Nguồn gốc khí quyển: Do nước mưa, nước mặt trong sông hồ, đầm lầy,… ngấm xuống (Recharge Area) các tầng đất đá bên dưới (Aquifer) khi những tầng này có đới độ rỗng cao. Phần lớn nước dưới đất thuộc dạng này.

– Nguồn gốc trầm tích trầm tích, khi lắng đọng thì ở dạng bùn ướt. Quá trình trầm tích tiếp theo tạo ra lớp đè lên trên, gây nén kết đá và nước bị tách ra thành vỉa. Các vỉa nước dưới đáy mỏ dầu khí thuộc dạng này.

– Nguồn gốc magma (Nguyên sinh): Do magma nguội đi thì quá trình kết tinh xảy ra, lượng dư hydro và oxy nếu có sẽ tách ra, rồi kết hợp thành nước. Đây là quá trình chính thời viễn cổ khi Trái Đất từ dạng khối vật chất nóng chảy nguội dần, nước tách ra từ magma tạo ra khí hơi nước, mây rồi tích tụ tạo ra các đại dương cổ. Nguồn nước từ magma đã giảm nhiều, do vỏ rắn Trái Đất hiện dày hơn, và hydro là nguyên tố nhẹ nên ít nằm lại trong lòng Trái Đất.

– Nguồn gốc biến chất (Thứ sinh): Các hoạt động xâm nhập làm nóng đất đá, gây biến chất các lớp trầm tích bên trên, dẫn đến thải nước từ trầm tích. Về chi tiết thì có hai hiện tượng:

+ Nước tự do, tức là phân tử H2O tự do nằm trong đất đá và có thể di chuyển hay khai thác được, do nhiệt độ cao nên tách ra khỏi tầng đá.

+ Nước liên kết, là nước trong các phân tử ngậm nước của đất đá. Bình thường thì nước này không tự do di chuyển và không khai thác được. Quá trình biến chất chuyển đổi khoáng vật của đất đá sang dạng khác “đặc” hơn và thải nước liên kết ra.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết