• Trang chủ
  • Dựa vào bảng 13 cho biết nhiệt độ và độ muối của nước biển và đại dương thay đổi như thế nào
storage/uploads/dua-vao-bang-13-cho-biet-nhiet-do-va-do-muoi-cua-nuoc-bien-va-dai-duong-thay-doi-nhu-the-nao_1

Dựa vào bảng 13 cho biết nhiệt độ và độ muối của nước biển và đại dương thay đổi như thế nào

Câu hỏi: Dựa vào bảng 13 cho biết nhiệt độ và độ muối của nước biển và đại dương thay đổi như thế nào.

Dựa vào bảng 13 cho biết nhiệt độ và độ muối của nước biển và đại dương thay đổi như thế nào

Trả lời

– Nhiệt độ của nước biển và đại dương thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, …

– Độ muối của nước biển và đại dương thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố: lượng nước sông chảy vào biển, độ bốc hơi và lượng mưa.

Tìm hiểu các đại dương trên Trái Đất

Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất Thế Giới, nó trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Nam Băng Dương (hay châu Nam Cực phụ thuộc định nghĩa) ở phía nam, bao quanh là châu Á và châu Úc ở phía tây và châu Mỹ ở phía đông.

Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ 2 trên Trái Đất và chiếm khoảng 1/5 diện tích hành tinh với tổng diện tích khoảng 106.400.000 km², được bao quanh bởi châu Mỹ về phía Tây, châu Âu, châu Phi và một phần của châu Á (giáp với các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Lebanon, Israel và đảo Síp qua biển Địa Trung Hải) về phía Đông. Đại Tây Dương có bề rộng từ Đông sang Tây khoảng 9.600 km mỗi năm lại dang rộng thêm 2 – 3 cm.

Dựa vào bảng 13 cho biết nhiệt độ và độ muối của nước biển và đại dương thay đổi như thế nào (ảnh 2)
Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

Ấn Độ Dương là đại dương có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, bao phủ 75.000.000 km² hay 19,8% diện tích mặt nước trên Trái Đất. Đại dương này được giới hạn bởi bán đảo Ấn Độ, Pakistan và Iran về hướng Bắc, bởi Đông Nam Á (cụ thể là Myanma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia) và châu Đại Dương) về hướng Đông, cũng như bởi bán đảo Ả Rập và châu Phi về phía Tây. Ấn Độ Dương mở tại hướng Nam và giáp Nam Băng Dương. Tên gọi của đại dương này được đặt theo Ấn Độ. Sử sách tiếng Việt trước thế kỷ XX còn gọi nó này là Tiểu Tây Dương.

Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái Đất, bao quanh cực Bắc, nơi đây băng tuyết bao phủ hoàn toàn vào mùa đông và một phần quanh năm. Có diện tích 14.090.000 km² và có độ sâu trung bình 1.038 mét. Bao quanh bởi các vùng đất của Liên bang Nga, Hoa Kỳ (vùng Alaska), Canada, Na Uy, Đan Mạch (vùng đảo Greenland). Nhiệt độ và độ mặn của nó thay đổi theo mùa vào thời gian đóng băng và tan băng; độ mặn của nó có giá trị thấp nhất so với giá trị độ mặn trung bình của 5 đại dương lớn, do tốc độ bốc hơi thấp, lượng nước ngọt đổ vào từ các sông và suối lớn và có ít liên hệ với các đại dương và vực nước xung quanh. 

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết