Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ bảng 3.3, 3.4 và các hình 3.6, 3.7, hãy nêu vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học. Lấy ví dụ và phân tích?
Lời giải:
– Dựa trên những bằng chứng cụ thể thông qua quan sát, ghi lại quá trình theo dõi, thực nghiệm, khoa học tự nhiên liên quan đến việc phát minh, phát hiện, mô tả và dự đoán các hiện tượng tự nhiên. Ta có thể thấy khoa học tự nhiên và công nghệ có mối quan hệ tương hỗ với Sử học.
Ví dụ: ta có thể trải nghiệm di sản kiến trúc chùa Một Cột – Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo.
Qua đây, công chúng có thể ngắm nhìn những hình ảnh cổ xưa của chùa Một Cột – Diên Hựu, một công trình kiến trúc đặc sắc, biểu tượng nổi bật của Thăng Long – Hà Nội, đồng thời bước vào không gian di sản kiến trúc vàng son thời Lý cách đây 800 năm.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Thông tin cần biết về Phê phán sử liệu
Trong sử học thì công tác phê phán sử liệu là việc không thể thiếu được. Phê phán sử liệu là việc xem xét xem sử liệu đó có tin cậy hay không tin cậy, nếu tin cậy thì nó đáng tin cậy ở mức độ nào. Ví dụ như về một sự kiện nào đó mà sử liệu A lại mâu thuẫn với sử liệu B thì ở đó sẽ bao gồm công tác suy ngẫm về tư cách của cả hai sử liệu và tiến hành xác nhận xem tư liệu nào là đúng đắn.
Nếu như sử liệu A là lời nghe kể lại từ người thứ ba sau 1 năm xảy ra sự kiện và sử liệu B là nhật kí của người đương thời lúc xảy ra sự kiện thì nói chung người ta sẽ cho rằng sử liệu gần nhất với sự kiện (về mặt thời gian, không gian) sẽ là thứ xác thực nhưng do lời làm chứng của người đương thời phần lớn có chứa việc nhấn mạnh tính bình thường, đúng đắn của bản thân (có ý thức hoặc vô thức) cho nên không phải lúc nào nó cũng là sự thực vì thế trong điều kiện có thể việc tập hợp nhiều sử liệu và tiến hành xác minh phê phán qua lại là việc làm quan trọng. Thêm nữa cho dù là tin đồn nhưng nó bao gồm cả sự đánh giá của thế gian đối với sự kiện đó và cũng có trường hợp nó có thể được dùng như là sử liệu.
Trường hợp sử liệu là sách lịch sử đã được biên soạn từ trước đó thì cũng có trường hợp nó được biên soạn có chủ đích dựa trên lập trường của người biên soạn. Ví dụ chính sử của Trung Quốc từ đời Đường trở đi trở thành thứ do nhà nước biên soạn cho nên để nhấn mạnh vương triều đương thời mà có xu hướng viết xấu hơn so với thực tế về các hoàng đế cuối cùng của các vương triều trước đó. Do đó cần phải xác định một cách thận trọng tư tưởng, tín điều, hoàn cảnh chính trị của người để lại sử liệu đó và hoàn cảnh xã hội đương thời.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10