Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ bảng 3.2, Bảng 3, hãy nêu vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ. Lấy ví dụ và phân tích?
Lời giải:
Từ sơ đồ bảng 3.2 và bảng 3, ta có thể thấy vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ như sau:
– Vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:
+ Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực có truyền thống lâu đời như Toán học, Vật lí, Hóa học, Thiên văn học,…
+ Những công trình nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ vừa cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, vừa đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người.
+ Lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ là một bộ phận và có vai trò quan trọng đối với các lĩnh vực khoa học này.
Ví dụ: Khi học Lịch sử chúng ta sẽ bắt đầu biết lịch sử của Toán học dần dần được hình thành từ một số nền văn minh lớn. Người Ấn Độ đã sáng tạo ra các con số từ 0-9, người Lưỡng Hà nhờ chia ruộng nhiều mà rất giỏi số học,…
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Tìm hiểu về Sử học và Lịch sử quan (quan điểm lịch sử)
Khái niệm sử học
Sử học là khoa học truy tìm các sự thật lịch sử và những gì liên quan tới nó thông qua quá trình phê phán, đánh giá, kiểm chứng sử liệu. Tuy nhiên sử học ra đời với tư cách là khoa học có phương pháp luận là điều tương đối mới mẻ. Nói một cách cụ thể thì vào thế kỉ 17 nó ra đời với tư cách là ngành cổ tự học khi các kĩ thuật liên quan đến phê phán sử liệu ở thời Phục hưng được hệ thống hóa.
Lịch sử quan (quan điểm lịch sử)
Quan điểm lịch sử là thuật ngữ dùng để chỉ sự khác nhau của việc coi trọng yếu tố nào trong việc khảo sát tính liên quan hay cấu tạo của các hiện tượng lịch sử phong phú được dẫn dụ bởi phương pháp luận đã nói đến ở trên. Việc mong muốn tìm ra sự liên quan giữa các hiện tượng lịch sử là một trong những công việc của quan trọng đối với sử học nhưng ở đó tùy theo quan điểm lịch sử của luận giả mà cách nhìn nhận hay ý kiến rất khác nhau. Ở đây sẽ đưa ra các quan điểm sử học chủ yếu theo thứ tự thời gian qua các thời đại.
Ở châu Âu cổ đại, dưới ảnh hưởng của Ki-tô giáo, quan điểm sử học phổ biến ghi chép các sự kiện trong thần thoại với tư cách như là sự thực lịch sử được xác lập. Giống như tác phẩm “Vương quốc thần thánh” của Aurelius Augustinus, thánh thư (kinh cựu ước, kinh tân ước) được đưa ra và coi nguyên như là sự thực, tồn tại dòng chảy cho rằng trải qua sự sáng tạo trời đất, Adam, thuyền Noah, Ki-tô ra đời, đến hiện tại và đến sự phán xét cuối cùng và đây là quan điểm sử học tồn tại suốt thời trung đại. Về sau nó bị phủ định trong thời Khai sáng tuy nhiên trong lịch sử, tư tưởng nhắm đến một mục đích nào đó vẫn tiếp tục tạo ra ảnh hưởng lớn đối với hậu thế.
Mặt khác biên niên sử trong thời trung đại lại không khảo sát sự liên quan qua lại mà chỉ liệt kê các sự thật. Mối quan tâm của những người chấp bút viết nên các cuốn sách không mang “quan điểm lịch sử” này hướng về các sự kiện đặc biệt như chiến tranh hay các lễ hội hào nhoáng.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10