Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 1.3, Sơ đồ 1.3 phản ánh phương pháp nghiên cứu nào của Sử học?
Lời giải:
Sơ đồ 1.3 phản ánh phương pháp lịch đại. Trình bày lịch sử theo các mốc thời gian từ năm 1930- 1986 giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử nước ta.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Tìm hiểu kiến thức về phương pháp lịch đại
Trong số các phương pháp riêng để nhận thức lịch sử có phương pháp lịch đại. Phương pháp này cho phép nghiên cứu quá khứ lần theocác giai đoạn phát triển trước kia của nó. Dựa vào quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự thống nhất giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, dựa vào quan niệm biện chứng cho rằng trong một quá trình phát triển mỗi giai đoạn tiếp sau đều mang trong mình nó những đặc điểm và những yếu tố của giai đoạn trước.
Phương pháp lịch đại (còn gọi là phương pháp so sánh lịch sử theo thời gian hoặc phương pháp so sánh lịch sử được tiến hành “theo đường thẳng”). Phương pháp này xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự phát triển (là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển).
Phương pháp lịch đại đòi hỏi người viết khi nghiên cứu, biên soạn các sự kiện, hiện tượng lịch sử cần phải xem xét, so sánh với các giai đoạn phát triển trước kia của nó, đồng thời có thể dự báo khuynh hướng phát triển của các sự vật, hiện tượng. Bởi vì mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử trong giai đoạn sau luôn mang trong mình nó những đặc điểm và yếu tố của giai đoạn trước và ngược lại giai đoạn trước sẽ tạo tiền đề, định hướng cho sự phát triển của giai đoạn sau. Phương pháp lịch đại giúp cho chúng ta thấy được sự vận động, phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Giới sử học có khả năng đánh giá hiện tượng quá khứ theo các kết quả và hậu quả mà nguyên nhân của chúng là hiện tượng đó, có nghĩa là nghiên cứu nó, theo cách nói của Lênin, trong mối liên hệ với những kinh nghiệm lịch sử cụ thể . Tuy nhiên, tác dụng của phương pháp lịch đại bị hạn chế khi nghiên cứu các hiện tượng xảy ra gần với ta và có ưu thế khi nghiên cứu các hiện tượng xa xôi.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10