Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 8.5, hình 8.6 phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới lượng mưa?
Trả lời:
– Khí áp
+ Ở các khu áp thấp, không khí bị hút vào giữa và đẩy lên cao ngưng tụ tạo thành mây và gây mưa. Ở xích đạo và ôn đới là những nơi có áp thấp nên mưa nhiều.
+ Ở các khu áp cao, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Ở cực và chí tuyến đều là những nơi có áp cao nên mua ít.
– Gió: Ở những nơi có gió từ biển thổi vào hoặc có hoạt động của gió mùa thường có mưa lớn. Ở những nơi chịu ảnh hưởng của Tín phong thường mưa ít.
– Frông
+ Frông là mặt tiếp xúc của hai khối khí có nguồn gốc và tính chất vật lí khác nhau, nơi không khí bị nhiễu loạn và sinh ra mưa.
+ Dọc các frông nóng cũng như frông lạnh, không khí nóng bị đẩy lên cao tạo thành mây và gây mưa, đó là mưa frông.
+ Các khối khí nóng ẩm trong vùng nội chí tuyến tiếp xúc với nhau tạo thành dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa lớn, đó là mưa dải hội tụ. Lượng mưa dải hội tụ lớn hơn rất nhiều so với mưa frông.
– Dòng biển
+ Những nơi có dòng biển nóng chảy qua có mưa nhiều vì phía trên dòng biển nóng không khí thường chứa nhiều hơi nước.
+ Những nơi có dòng biển lạnh chảy qua có mưa ít vì phía trên dòng biển lạnh, không khí lạnh nên hơi nước không bốc lên được.
– Địa hình
+ Cùng một sườn núi nhưng lượng mưa lại không giống nhau theo độ cao.
+ Ở vùng nhiệt đới và ôn đới, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nào đó sẽ không còn mưa do độ ẩm không khí đã giảm nhiều nên ở các sườn núi cao hoặc đỉnh núi thường ít mưa.
+ Cùng một dãy núi, lượng mưa khác nhau giữa sườn đón gió ẩm và sườn khuất gió.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa – Cánh Diều
Tìm hiểu thêm về cách đo lường lượng mưa
Phép đo lượng mưa phổ biến nhất là tính tổng chiều dày lớp nước mưa trong một khoảng thời gian nhất định, đơn vị tính là milimét (mm). Ví dụ, chúng ta muốn biết bao nhiêu mm nước mưa đã rơi xuống trong thời gian 1 giờ, 1 ngày, 1 tháng hoặc 1 năm.
Bạn có thể dễ dàng tự đo chiều dày lớp nước mưa theo các bước sau: (1) Lấy một chiếc chai có bề mặt nhẵn, cắt rời phần phía trên và úp ngược xuống để tạo thành một cái phễu (xem Hình 1A). (2) Dán một chiếc thước vào thành chai và đổ đầy nước đến vạch số 0 trên thước, vạch này phải cao hơn các vết lồi ở đáy chai. Nếu không, các vết lồi sẽ ảnh hưởng đến phép đo. (3) Đặt máy đo lượng mưa của bạn ngoài trời, càng cách xa các tòa nhà và cây cối càng tốt. (4) Thường xuyên ghi lại mực nước (ví dụ, mỗi sáng lúc 8 giờ sáng) để thu thập dữ liệu. Nếu bạn dự định thực hiện các phép đo trong mùa hè, một lượng nước bên trong chai sẽ bay hơi (lên đến vài mm một ngày) và điều này sẽ ảnh hưởng đến số đo thực tế. Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn có thể thêm một lớp dầu mỏng vào nước. Vì nhẹ hơn nước nên dầu sẽ nổi trên mặt nước và ngăn cản sự bay hơi. Các con số có được từ thiết bị đo lượng mưa sẽ cho bạn biết lượng mưa trong một khoảng thời gian nhất định.
Các chuyên gia sử dụng một loại thiết bị phức tạp hơn là Tipping Bucket Rain Gauge trong Hình 1B. Thiết bị đo lượng mưa này trông giống như thiết bị tự chế, nhưng có thêm hai gầu dưới phễu. Nước mưa sẽ được gom vào phễu sau đó chảy xuống gầu. Khi gầu đầy nước, thường là sau khi mưa rơi được 0,2 mm, nó sẽ tự động đổ xuống đẩy gầu còn lại lên. Quy trình diễn ra lại từ đầu với gầu thứ hai. Thiết bị ghi lại thời gian của tất cả các gầu đổ xuống, giúp nhà nghiên cứu lấy được số liệu về tốc độ mưa rơi theo thời gian. Hình 1C là một ví dụ về dữ liệu có thể thu được bằng cách sử dụng thiết bị đo lượng mưa Tipping Bucket Rain Gauge. Những quan sát này được thực hiện vào ngày 27/6/2017. Chiều dày lớp nước mưa (tính bằng mm) nhanh chóng tăng lên trong khoảng thời gian từ 13:00 đến 14:00, có nghĩa là vào thời điểm trời mưa rất to. Trong thời gian mưa nhỏ, thiết bị này hoạt động không chính xác. Ví dụ: trong khoảng thời gian từ 05:15 đến 13:00, tất cả thông tin mà bạn có thể thu được là 0,2 mm mưa đã rơi (một gàu), nhưng bạn không biết chính xác thời điểm mưa rơi. Nếu trời nhiều gió, độ chính xác của thiết bị cũng bị ảnh hưởng.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức