• Trang chủ
  • Đọc thông tin và quan sát hình 4.4 nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ và giải thích?
storage/uploads/hay-nhan-xet-ve-su-chenh-lech-do-dai-ngay-dem-theo-vi-do-va-giai-thich_1

Đọc thông tin và quan sát hình 4.4 nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ và giải thích?

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 4.4 nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ và giải thích?

Trả lời: 

Nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ

+ Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực, càng biểu hiện rõ rệ.

+ Tại đường xích đạo quanh năm ngày, đêm dài bằng nhau.

+ Càng lên vĩ độ cao chênh lệch độ dài ngày – đêm càng lớn, từ 66033’đến cực có ngày hoặc đêm địa cực dài 24 giờ.

Đọc thông tin và quan sát hình 4.4 nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ và giải thích?

Giải thích

Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên càng xa xích đạo lượng nhiệt, ánh sáng nhận được ở các vĩ độ càng giảm 

→ Có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất – Cánh Diều

Tìm hiểu thêm về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau

Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, do trục của Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trên quỹ đạo, nên bán cầu Bắc, Nam sẽ lần lượt ngả về phía mặt trời. Chính điều này đã làm cho thời gian ngày và đêm tại mỗi bán cầu thay đổi theo vĩ độ và sinh ra hiện tượng các mùa trong năm.

Đọc thông tin và quan sát hình 4.4 nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ và giải thích?

Vào ngày Xuân Phân 21/3 và Thu Phân 23/9: Mặt Trời chiếu thẳng góc với xích đạo và lượng nhiệt, ánh sáng tại Bắc bán cầu và Nam Bán cầu sẽ như nhau. Nên vào 2 ngày này sẽ có thời gian ngày, đêm bằng nhau.

Trong khoảng thời gian Trái Đất chuyển động từ Xuân Phân tới Thu Phân thì Bắc bán cầu ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Ngược lại, khi Trái Đất di chuyển từ điểm Thu Phân về Xuân Phân thì bán cầu Nam sẽ ngả về phía mặt trời nhiều hơn.

Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì sẽ có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn và ngược lại. Ngoài ra, cho đường phân chia sáng tối không trùng với trục của Trái Đất, nên các địa điểm ở bán cầu Bắc và Nam đều có hiện tượng dài ngắn khác nhau. Riêng những địa điểm nằm trên đường xích đạo sẽ có ngày đêm bằng nhau. Và càng gần cực của Trái Đất thì sự chênh lệch này sẽ càng rõ nét.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết