Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Hình 3.3, Sơ đồ 3.1, hãy nêu mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Lấy ví dụ và phân tích?
Lời giải:
Từ hình 3.3 và sơ đồ 3.1, ta có thể thấy mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác như sau:
– Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử.
– Đồng thời, sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học và nhân văn.
– Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân văn ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là tỏng việc nghiên cứu sự hình thành, biến đổi của các lĩnh vực thuộc đời sống văn hóa và xã hội của con người để làm rõ hơn lịch sử hình thành và phát triển của các ngành.
– Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học,… Trong nhiều trường hợp, mối liên hệ Văn-Sử, Sử-Địa, Sử- Triết,… có sự gắn kết và giao thoa không thể tách rời.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Tìm hiểu về ngành Lịch sử
Lịch sử là ngành chuyên nghiên cứu, tìm hiểu về những vấn đề xảy ra trong quá khứ, sau đó phân tích, đánh giá, rút ra những kiến thức, quy luật, những bài học kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Ngành lịch sử hiện nay được đưa vào các trường đại học giúp đào tạo ra những cử nhân có đủ tố chất kinh nghiệm phục vụ cho công việc.
Ngành Lịch sử trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về tiến trình lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới
Chương trình đào tạo ngành Lịch sử trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành như Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam… Nội dung chương trình học luôn được đổi mới giúp khơi gợi sự hứng thú cho sinh viên, theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay về nguồn nhân lực.
Học ngành này sinh viên sẽ được cung cấp khối kiến thức toàn diện về Lịch sử Việt Nam, các phương pháp nghiên cứu lịch sử cần đến trong cuộc sống và trong công việc; được trang bị những kiến thức cần thiết về trong công việc sau khi ra trường như ngoại ngữ, tin học và những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý, kỹ năng phân tích…
Ngoài những lý thuyết cần có về Lịch sử, sinh viên còn được thực hành qua những chuyến đi thực tế, trải nghiệm tại làng cổ Đường Lâm, Cố Đô Hoa Lư, quê nhà Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Thành nhà Hồ, Phố cổ Hội An… giúp sinh viên có cái nhìn thực tế, khái quát hơn về nền văn hóa, lịch sử đất nước mình.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10