Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 3.3, 3.4 trình bày khái quát thuyết kiến tạo mảng?
Lời giải:
Khái quát về thuyết kiến tạo mảng
– Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo.
– Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.
– Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti.
– Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng – Cánh Diều
Tìm hiểu thêm về nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng
Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng
– Thuyết kiến tạo mới cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng gọi là các mảng kiến tạo.
– Các mảng kiến tạo lớn: Mảng Thái Bình Dương, mảng Ân Độ – Ô – Xờ-xtrây-li-a, mảng Âu – Á, máng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.
– Các mảng kiến lạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất, mà chúng còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương.
– Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.
– Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,…
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức