• Trang chủ
  • Đọc thông tin và quan sát hình 3.1 trình bày nguồn gốc hình thành Trái Đất?
storage/uploads/trinh-bay-nguon-goc-hinh-thanh-trai-dat_1

Đọc thông tin và quan sát hình 3.1 trình bày nguồn gốc hình thành Trái Đất?

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 3.1 trình bày nguồn gốc hình thành Trái Đất?

Lời giải:

Nguồn gốc hình thành Trái Đất

– Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Trái Đất.

– Ban đầu, hệ Mặt Trời là một đám mây bụi quay tròn gọi là tinh vần Mặt Trời.

– Trong khi quay, lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó.

– Đồng thời khối bụi lớn nhất tập trung vào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại tạo thành Mặt Trời, phần còn lại xung quanh tạo thành các vành xoắn ốc.

– Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.

Đọc thông tin và quan sát hình 3.1 trình bày nguồn gốc hình thành Trái Đất?

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng – Cánh Diều

Tìm hiểu về cấu trúc của Trái Đất

Lớp vỏ Trái Đất

– Vị trí: nằm ngoài cùng.

– Độ dày: Khoảng 15 – 70km

– Đặc điểm: Cứng, rất mỏng, gồm 3 loại đá, từ trên xuống có:

+ Trầm tích: Dày mỏng không đều, không liên tục.

+ Đá Granít: Là nền các lục địa

+ Đá Bazan: Thường lộ ra ở đáy đại dương.

– Gồm:

+ Vỏ lục địa: từ mặt đất đến 70 km

+ Vỏ đại dương: từ mặt đất đến 5 km

Lớp Manti

– Có độ sâu 2900km tính từ vỏ Trái Đất.

– Chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất.

– Đặc điểm: tầng manti trên đặc quánh dẻo, tầng manti dưới ở trạng thái rắn.

– Thạch quyển : Vỏ Trái Đất và phần trên lớp Manti (sâu khoảng 100km), gồm nhiều loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất. Gồm:

+ Manti trên: lớp Vỏ đến 700 km.

+ Manti dưới: từ 700 km đến 2900 km.

Nhân Trái Đất

– Lớp trong cùng là nhân Trái Đất (hay còn gọi là lõi). Lớp này có độ dày khoảng 470km. Từ 2900 km đến 5100 km là nhân ngoài, nhiệt độ khoảng 5000°c, áp suất

– Áp suất từ 1.3 đến 3,1 triệu át mốt phe, vật chất ở trạng thái lỏng. Từ 5100 km đến 6370 km là nhân trong, áp suất từ 3 đến 3,5 triệu át mốt phe, vật chất ở trạng thái rắn, còn được gọi là hạt.

– Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như ken (Ni), sắt (Fe), nên người ta còn gọi là nhân Nife.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết