• Trang chủ
  • Đọc thông tin và quan sát Bảng 16, các Hình 16.1, 16.2, Hãy nhận xét cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay?
storage/uploads/doc-thong-tin-va-quan-sat-bang-16-cac-hinh-161-162-hay-nhan-xet-co-cau-dan-so-theo-dan-toc-o-viet-nam-hien-nay_1

Đọc thông tin và quan sát Bảng 16, các Hình 16.1, 16.2, Hãy nhận xét cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay?

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Bảng 16, các Hình 16.1, 16.2, Hãy nhận xét cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay?

Trả lời:

Nhận xét cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay:

+ Trong cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay, dân tộc Kinh có dân số lớn nhất, chiếm khoảng 85.3% tổng số dân

+ 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14.7% dân số.

* Sự phân bố dân cư của Việt Nam không đồng đều

– Dân cư phân bố không đều giữa đồng bằng với miền núi.

+ Đằng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích, tuy nhiên lại chiếm ¾ dân số. Ở khu vực đồng bằng: Đất chật và điều kiện tự nhiên hạn chế, tuy nhiên dân số rất đông. Chính bởi điều này đã làm dư thừa lao động đồng thời làm tăng sức ép dân số đến phát triển kinh tế – xã hội, cũng như làm nảy sinh nhiều vấn đề hơn. 

Hãy nhận xét cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay?

+ Miền núi chiếm đến 3/3 diện tích, nhưng dân số chỉ chiếm ¼. Ở khu vực miền núi và cao nguyên: Đất đai nhiều, rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, tuy nhiên khu vực này lại thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực có trình độ chuyên môn.

– Dân cư phân bố không đều giữa nông thôn với thành thị.

+ Tại nông thôn: mật độ là 73,1% và vẫn luôn trong xu hướng giảm.

+ Tại thành thị: mật độ là 26,9% và vẫn luôn trong xu hướng tăng.

* Nguyên nhân của dân cư phân bố không đều

– Do trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau giữa các vùng.

– Do tính chất sản xuất ở các vùng là khác nhau.

– Do lịch sử khai thác lãnh thổ ở mỗi vùng khác nhau.

– Do đặc điểm chuyển cư giữa các vùng cũng khác nhau.

– Điều kiện tự nhiên, môi trường, đặc điểm khác nhau giữa các vùng

* Nét đặc sắc của nền văn hóa của Việt Nam

– Nền văn hóa hình thành từ nền tảng nông nghiệp trồng lúa nước ở miền sông nước và biển đảo

Nước Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, hình chữ S, chạy dài từ  Bắc xuống Nam, diện tích đất liền 331.212 km2, đường bờ biển dài 3.260km. Dựa vào các văn bản pháp lý của quốc tế và trong nước, biển nước ta rộng gấp hơn 3 lần diện tích đất liền và chiếm khoảng 29% diện tích toàn biển Đông, nơi có tới trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ. Khí hậu nhiệt đới nắng nóng, mưa nhiều, gió mùa đông bắc lạnh vào mùa đông.

– Nền văn hóa đề cao giá trị văn hóa gia đình truyền thống

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi sinh thành, nuôi dưỡng nhân cách con người. Mỗi tộc người, mỗi quốc gia có sự lựa chọn, đề cao những giá trị khác nhau trong văn hóa gia đình. Đối với người Việt, giá trị văn hóa gia đình truyền thống được đúc kết từ sự thích nghi và ứng phó của dân tộc đối với tự nhiên và xã hội trước những thách thức của lịch sử. Cũng là thờ cúng tổ tiên nhưng người Việt dành tình cảm sâu nặng với tổ tiên qua các nghi thức tín ngưỡng. Trong ngôi nhà vị trí trang trọng nhất, trang trí lộng lẫy nhất là bàn thờ tổ tiên, khi đó nhiều dân tộc trên thế giới không thờ, hoặc có thờ nhưng bàn thờ người mất thường nhỏ, lại để ở góc nhà

– Nền văn hóa đậm tính cộng đồng, tự trị của văn hóa làng xã

Làng xã là một tổ chức xã hội độc đáo trong xã hội phong kiến ở Việt Nam. Làng khởi đầu từ một dòng họ huyết thống sau mở rộng gồm nhiều dòng họ chung sống. Làng Việt thể hiện rất rõ tính cộng đồng. Các thành viên ở làng xã gắn bó, quan hệ mật thiết với nhau trong mọi hoạt động sống, từ trồng trọt, chăn nuôi, trao đổi hàng hóa đến tổ chức các sinh hoạt văn hóa. Dưới thời phong kiến làng Việt nào cũng có ruộng công, tài sản của cả làng, cứ 3 năm đến 5 năm lại phân bổ lại theo suất đinh (con trai) ở làng.

– Nền văn hóa thấm đậm, bao trùm tinh thần yêu nước, ý thức quốc gia – dân tộc

Lịch sử đã chứng minh trong suốt chiều dài hàng nghìn năm các đế chế phương Bắc không từ bỏ dã tâm thôn tính đất nước Việt Nam trở thành quận, huyện và mưu toan đồng hóa người Việt. Trước thách thức của lịch sử, người Việt đã tự vệ cho dân tộc mình bằng vũ khí văn hóa là đề cao, lan tỏa sâu rộng tinh thần yêu nước thường nòi, ý thức về quốc gia – dân tộc.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Sử 10 Bài 16 Cánh diều: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết