Câu hỏi: Đọc thông tin trên và quan sát hình 8.1 trình bày sự hình thành các vành đai khí áp trên Trái Đất?
Trả lời:
– Trên bề mặt Trái Đất có:
+ Hai đai khí áp cao cực
+ Hai đai khí áp thấp ôn đới
+ Hai đại khí áp cao cận nhiệt đới
+ Các đai khí áp được phản bó đổi xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.
– Sự hình thành các đai áp có nguồn góc từ nhiệt động lực:
+ Đai áp thấp xích đạo: Tại xích đạo, khóng khi bị đốt nóng nở ra thăng lên cao.
+ Hai đại khí áp cao cận nhiệt đới: Đến tầng bình lưu, khóng khí chuyển động theo hướng ngang về phía hai cực. nhiệt độ hạ thấp và bị lệch hướng do tác động của lực Cô-ri-ô-lít nên giáng xuống vùng cận chí tuyến.
+ Hai đai khí áp cao cực: Ở cực, nhiệt độ xuống thấp, không khí co lại nén xuống bề mặt Trái Đất.
+ Hai đai khí áp thấp ôn đới: Không khí chuyển động từ áp cao cực và chí tuyến về ôn đới gặp nhau thăng lên cao.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa – Cánh Diều
Tìm hiểu thêm về sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới
– Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:
+ Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).
+ Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 – 35°B và 30 – 35°N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi tỏa ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống)
+ Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và 60°N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).
+ Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).
– Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. loại gió này phân bố ở khoảng 30° – 60° ở hai bán cầu Bắc và Nam.
– Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp. Loại gió này phân bố ở hai chí tuyến (30° – 0) về xích đạo.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức