Đáp án chính xác và giải thích dễ hiểu cho câu hỏi: “Độ chua tiềm tàng của đất được tạo nên bởi” cùng với những kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi hay nhất là tài liệu dành cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt hơn.
Xem nhanh nội dung
A H+ trong dung dịch đất
B H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất
C Al3+ trong dung dịch đất
D H+ và Al3+ trong keo đất
Trả lời:
Đáp án: B. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất
Độ chua tiềm tàng của đất được tạo nên bởi H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất
Lí do chọn đáp án B:
độ chua, độ kiềm của đất
Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Trị số pH dao động từ 0 đến 14.
– Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9.
– Người ta xác định đất chua, kiềm và trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.
– Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
– Đất trồng là sản phẩm của quá trình biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.
Phần khí: Có tác dụng cung cấp oxi cho cây, làm cho đất tơi xốp và giúp rễ có thể hấp thụ được oxi tốt hơn.
Phần rắn: Có tác dụng cung cấp cho cây các loại chất vô cơ và hữu cơ.
Phần lỏng: Có tác dụng cung cấp một lượng nước đầy đủ cho cây, giúp cây phát triển tốt và khoẻ mạnh.
Một loại đất trồng được đánh giá là đất tốt chính là đất có tỷ lệ như sau gồm 40% chất rắn, 30% nước và 30% không khí.
Đất tốt, xét theo khía cạnh vật lý, là đất có khả năng giữ nước cao và hút nước nhanh, vì chỉ khi có kết cấu vật lý tốt, thì đất mới thực hiện được 2 chức năng này.
Đất được tạo thành từ 3 chất liệu sau: Chất rắn (Khoáng chất và mùn), nước và không khí. Đất tốt là đất có tỷ lệ ba chất liệu này hợp lý : 40% chất rắn, 30% nước và 30% không khí. Đất phải mềm, để rễ cây dễ dàng xuyên qua đi hút chất dinh dưỡng.
Quá nhiều nước trong đất sẽ làm giảm tỉ lệ không khí và gây ra thiếu oxy cho cây. Quá nhiều không khí trong đất sẽ gây ra khô hạn.
Đất sét có hàm lượng chất rắn cao, khả năng giữ nước tốt nhưng hàm lượng không khí thấp.
Đất cát có hàm lượng không khí cao nhưng khả năng giữ nước kém. Bởi vậy, đất sét pha cát có thể đảm bảo vừa giữ nước vừa giữ không khí.
Có thể cùng một loại đất, nhưng mảnh ruộng này đất có kết cấu tốt, còn mảnh ruộng kia, đất có kết cấu không tốt. Nguyên nhân ở đây là do lượng mùn trong đất. Mùn có khả năng giữ nước cao và hút nước nhanh, chỉ có mùn mới có khả năng cải thiện kết cấu đất một cách có hiệu quả. Đất giàu mùn (trên 5%) là đất có kết cấu rất tốt.
Vòng chu chuyển dinh dưỡng cho thấy, mùn được hình thành từ các chất hữu cơ ( lá rụng, phân, xác súc vật) qua quá trình phân giải của các VSV. Mùn là thức ăn cho VSV, đất và cây trồng, do vậy, nếu không có đủ chất hữu cơ bổ sung thường xuyên thì lượng mùn cũng giảm, dẫn đến kết cấu đất bị thoái hóa. Đấy là tình trạng hiện nay, khi người nông dân ỷ lại quá mức vào phân hóa học. Phân hóa học không những không thể cải thiện kết cấu đất mà còn tiêu diệt hệ VSV trong đất.
Xem thêm:
>>> Tìm hiểu về khả năng hấp thụ của đất
Chỉ tính chua, kiềm, hoặc trung tính của đất:
[H+] > [OH-]: phản ứng chua
[H+] = [OH-]: phản ứng trung tính
[H+] < [OH-]: phản ứng kiềm
a. Phản ứng chua của đất
Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ trong đất 2 loại độ chua:
a. Độ chua hoạt tính
Là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên
Được biểu thị bằng pH (H20)
b. Độ chua tiềm tàng
Là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.
b. Phản ứng kiềm của đất
Do đất chứa muối Na2CO3 và CaCO3,… thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm
Ý nghĩa: Dựa vào phản ứng của đất, người ta trồng cây, bón phân, vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất
PTHH: Na2CO3 + 2H2O —> 2NaOH +H2O + CO2
Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, và không có chất có hại cho cây gọi là độ phì nhiêu của đất.
Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.
Muốn cho cây trồng có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Công Nghệ 10