Câu hỏi: Điều kiện dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm – pa?
Trả lời
– Cư dân cổ gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa và bộ tộc Cau được gọi chung là người chăm thuộc hệ Nam Đảo. Cộng đồng Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của người phụ nữ trong quan hệ gia đình và hôn nhân.
– Trong đó, tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình 3 trục: cảng (phía đông) – thành (trung tâm) – trung tâm tôn giáo (phía tây).
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 16: Văn minh Chăm – pa
Lịch sử nền văn minh Chăm Pa
Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu chính:
– Các di tích còn lại bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá.
– Các văn bản còn lại bằng tiếng Chăm và tiếng Phạn trên các bia và bề mặt các công trình bằng đá
– Các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại giao, và các văn bản khác liên quan còn lại.
Liên bang Chăm Pa
Vương quốc Chăm Pa không phải là một quốc gia có thể chế chính trị “Trung ương tập quyền” mà là một dạng nhà nước liên bang theo vua mạnh nhất được gọi là Thần Vương. Thành phần cư dân Chăm Pa bao gồm các tộc người nói ngôn ngữ Chamic theo Ấn Độ giáo, Phật giáo và Hồi giáo. Một số tộc người Tây Nguyên nói ngôn ngữ Chamic như Ê đê, Giarai cũng nổi tiếng có chế độ Thần Vương gọi là Thủy Xá – Hỏa Xá như Chăm Pa Xưa. Sách Tống Sử cho biết Chăm Pa có thể được kết hợp từ bốn tiểu quốc là Cựu Châu, Tân Châu, Thượng Nguyên (Tây Nguyên) và Tân Đồng Long. Mỗi tiểu quốc đều có thể chế chính trị theo hình thức tự trị và có quyền ly khai khỏi liên bang để xây dựng quốc gia riêng độc lập. Vương quốc Chăm Pa đã trải qua nhiều triều đại với nhiều lần dời đô từ Bắc vào Nam và ngược lại. Theo văn bia, hoàng tộc Chăm Pa được chia thành hai nhóm: ở phía bắc và ở phía nam. Nhóm Nam Chăm thuộc bộ tộc Pinang và nhóm Bắc Chăm thuộc bộ tộc Li-u. Hai bộ tộc này vừa liên minh với nhau, và vừa tranh giành nhau quyền đứng đầu Vương quốc Chăm Pa.
Thời tiền sử
Có một giả thuyết cho rằng những người nói Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo di cư đến đất liền Đông Nam Á từ đảo Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ 1 và 2 trước Công nguyên dựa theo các kỹ thuật nghề thủ công và nghề nông. Qua quan sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi liên tục từ những địa điểm khảo cổ như hang động Niah ở Sarawak, Đông Malaysia. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ sắt trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10