– Đất nước quần đảo, ở phía Đông châu Á, dài trên 3.800 km.
– Gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ.
– Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên nhiều ngư trường lớn.
– Địa hình chủ yếu đồi núi; sông ngắn, dốc; bờ biển nhiều vũng, vịnh; đồng bằng ven biển nhỏ, hẹp.
– Khí hậu gió mùa, thay đổi từ Bắc xuống Nam (ôn đới và cận nhiệt đới).
– Nghèo tài nguyên. Trữ lượng than đá không nhiều, đồng, sắt và các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể.
– Là nước đông dân.
– Tốc độ gia tăng dân số hàng năm thấp và giảm dần → Tỉ lệ người già ngày càng tăng → thiếu lao động, sức ép lớn đến kinh tế – xã hội.
– Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển.
– Người lao động cần cù, làm việc tích cực, kỉ luật, tự giác và trách nhiệm cao.
– Giáo dục được chú trọng đầu tư.
1. Giai đoạn 1950 – 1973
a) Tình hình
– Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng.
– 1952 khôi phục ngang mức trước chiến tranh.
– 1955-1973: phát triển tốc độ cao.
b) Nguyên nhân
– Hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới.
– Tập trung phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
– Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn – xí nghiệp nhỏ, thủ công.
2. Giai đoạn sau 1973
– Từ 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm do khủng hoảng dầu mỏ.
– Từ 1986 đến 1990, tăng 5,3% do điều chỉnh chiến lược kinh tế.
– Từ 1991, tốc độ chậm lại.
– Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới về kinh tế, khoa học – kĩ thuật và tài chính.
Xem thêm Giải Địa 11: Bài 9 Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức