Bảo quản hạt giống cũng như củ giống là điều cần thiết. Việc này giúp tỷ lệ nảy mầm của hạt và củ cao hơn. Giúp giữ được tính đa dạng sinh học của giống. Vậy Để bảo quản củ giống dài hạn (trên 20 năm) cần làm gì? Để trả lời được câu hỏi trên, mời các bạn cùng tham khảo câu hỏi trắc nghiệm dưới đây:
A. Xử lí ức chế nảy mầm, xử lí chống VSV, bảo quản trong kho lạnh, độ ẩm 35 – 40%
B. Phơi khô, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh
C. Xử lí chống VSV, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh
D. Cả a, b, c đều sai
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Cả a, b, c đều sai
Trong các phương án trên, không có phương án nào là phù hợp để bảo quản củ giống dài hạn (trên 20 năm).
>>> Xem thêm: So sánh quy trình bảo quản hạt giống và củ giống
Tiêu chuẩn củ giống đó là: Con giống có chất lượng cao, đồng đều, không quá già, quá non, còn nguyên vẹn và khả năng nảy mầm cao. Không bị sâu bệnh. Thuần chủng, không lẫn giống.
Quy trình bảo quản củ giống:
Bước 1: Thu hoạch
Bước 2: Làm sach, phân loại
Bước 3: Xử lí phòng chống vi sinh vật gây hại
Bước 4: Xử lí ức chế nảy mầm
Bước 5: Bảo quản, sử dụng
>>> Xem thêm: Củ giống bảo quản cần có mấy tiêu chuẩn?
Chú ý: Muốn kéo dài thời gian bảo quản, người ta phải bảo quản chúng trong điều kiện lạnh, hoặc sử dụng chất ức chế quá trình nảy mầm phun lên củ.
Củ giống thường được bảo quản ngắn ngày: trong điều kiện bình thường hoặc trong kho lạnh (nhiệt độ 0oC -5oC, độ ẩm 85% – 90%)
=> Do đó, không có phương pháp để bảo quản củ giống dài hạn
=> Chọn đáp án: D
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Công Nghệ 10