• Trang chủ
  • Dãy núi trẻ An-đét ở Nam Mỹ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào?
storage/uploads/day-nui-tre-andet-o-nam-my-duoc-hinh-thanh-do-su-tiep-xuc-cua-hai-mang-kien-tao-nao_1

Dãy núi trẻ An-đét ở Nam Mỹ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào?

Địa hình Nam Mĩ có đặc điểm là chia làm 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến. Dãy núi trẻ An-đét ở Nam Mỹ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo Mảng Nam Mỹ và mảng Na-xca.

Câu hỏi: Dựa vào hình 6.2 SGK, cho biết dãy núi trẻ An-đét ở Nam Mỹ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào?

A, Mảng Nam Mỹ và mảng Bắc Mỹ.

B. Mảng Nam Mỹ và mảng Na-xca.

C. Mảng Nam Mỹ và mảng Thái Binh Dương.

D. Mảng Nam Mỹ và mảng Phi.

Đáp án đúng: B. Mảng Nam Mỹ và mảng Na-xca.

Giải thích của giáo viên vì sao chọn đáp án B

Dãy Andes là dãy núi dài nhất thế giới, gồm một chuỗi núi liên tục chạy dọc theo bờ tây lục địa Nam Mỹ. Dãy Andes dài hơn 7000 km, và có chỗ rộng đến 500 km (khoảng từ 18° đến 20° vĩ độ nam). Dãy Andes có chiều cao trung bình khoảng 6000 m. Dãy núi trẻ An-đét ở Nam Mỹ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo Mảng Nam Mỹ và mảng Na-xca.

Dãy núi trẻ An-đét ở Nam Mỹ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào?

– 

– Tìm hiểu về dãy Andes

Dãy Andes là dãy núi dài nhất thế giới, gồm một chuỗi núi liên tục chạy dọc theo bờ tây lục địa Nam Mỹ. Dãy Andes dài hơn 7000 km, và có chỗ rộng đến 500 km (khoảng từ 18° đến 20° vĩ độ nam). Dãy Andes có chiều cao trung bình khoảng 6000 m.

Dãy Andes về cơ bản bao gồm 2 dãy núi lớn: Cordillera Oriental và dãy Cordillera Occidental, cách nhau bởi một bình nguyên hẹp thấp hơn. Xen vào đó là các dãy núi nhỏ tách ra ra từ hai bên hông của hai dãy núi lớn.

Dãy Cordillera de la Costa là trường hợp điển hình, xuất phát từ cực nam của châu Mĩ và chạy theo hướng bắc-nam, song song với bờ biển. Miền nam rặng núi này bị biển lấn vào, tạo ra một số hải đảo. Khi nhập vào đất liền thì Cordillera de la Costa tạo nên ranh giới phía tây của thung lũng lớn của Chile. Về phía bắc, dãy núi duyên hải này tiếp tục bằng một số dãy núi nhỏ, có khi chỉ là rặng đồi lẻ dọc theo bờ Thái Bình Dương cho đến tận Venezuela, tạo ra một thung lũng dài dọc suốt sườn tây của dãy Cordillera Occidental.

Đặc điểm địa hình Nam Mĩ

Nam Mĩ là phần lục địa nằm ở phía tây của Nam Bán cầu Trái Đất thuộc châu Mỹ, bắt đầu từ phía nam kênh đào Panama trở xuống. Địa lý Nam Mĩ chứa nhiều vùng và khí hậu đa dạng. Về mặt địa lý, Nam Mĩ thường được coi là lục địa tạo thành phần phía nam của đất liền thuộc Châu Mĩ.

Nam Mĩ chỉ gắn bó với Bắc Mĩ gần đây (nói về mặt địa chất) với sự hình thành eo đất Panama khoảng 3 triệu năm trước, dẫn đến Trao đổi lớn của Mỹ. Andes, tương tự như một dãy núi tương đối trẻ và địa chấn, chạy dọc theo rìa phía tây của lục địa; vùng đất ở phía đông của miền bắc Andes phần lớn là vùng nhiệt đới rừng mưa, lưu vực sông Amazon rộng lớn. Lục địa này cũng chứa các vùng khô hơn như phía đông Patagonia và sa mạc cực kỳ khô cằn Atacama…

Địa hình Nam Mĩ có đặc điểm là chia làm 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến  
+ Phía tây : Hệ thống Andes đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Orinoco -> Amazon -> La plata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.

>>> Tham khảo: Châu Mỹ có bao nhiêu nước?

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết