Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Hoàn thành phương trình hóa học sau: C2H2 +….. → C6H6” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Hóa học cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.
Xem nhanh nội dung
C2H2 +….. → C6H6
C2H2 + H2 → C6H6
– C2H2, C2H4 là Hidrocacbon Không no
+ Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ: 600°C, áp suất, Xúc tác: C
+ Điều chế C6H6 từ C2H2
– Cách thực hiện phản ứng: Trime hóa axetilen ở nhiệt độ và xúc tác thích hợp thu được benzen.
– Hiện tượng nhận biết phản ứng: Không có
Cùng THPT Trịnh Hoài Đức mở rộng kiến thức về Benzen nhé!
– Benzen C6H6 là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, độc.
– Benzen C6H6 là chất lỏng, không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, hòa tan nhiều chất như: dầu ăn, cao su, nến, iot.., có tính độc.
Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen liên kết với nhau tạo thành mạch vòng sáu cạnh đều, có ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn.
a, Tác dụng với oxi:
– Benzen cháy trong không khí tạo ra CO2 và H2O, ngọn lửa có nhiều khói đen (muội than)
C6H6 + 7,5O2 → 6CO2 + 3H2O
b, Phản ứng thế với với brom:
– Đun nóng hỗn hợp benzen và brom có mặt bột sắt, benzen phản ứng thế với brom
PTHH:
C6H6 (l) + Br2 (l) → HBr + C6H5Br (brom bezen) (DK: Fe)
=> Nguyên tử H được thay thế bởi nguyên tử Br
c, Phản ứng cộng:
– Benzen khó tham gia phản ứng cộng (không phản ứng với dd brom)
– Trong điều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất như H2, Cl2…
PTHH:
C6H6 + 3H2 → C6H12 (DK: to, Ni)
Kết luận: Do cấu tạo phân tử đặc biệt nên benzen vừa có phản ứng thế, vừa có phản ứng cộng. Tuy nhiên phản ứng cộng khó hơn so với etilen và axetilen.
Tiếp xúc với nồng độ thấp của benzen và đồng đẳng (toluen, xylen) trong thời gian dài có nguy cơ nhiễm độc và tổn thương hệ tạo máu.
Nhiễm độc cấp tính benzen gây tổn thương da, mắt và hệ hô hấp biểu hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn- nôn có thể nặng gây tử vong. Bác biểu hiện từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào nồng độ benzen và thời gian tiếp xúc. Ngoài ra còn có các dấu hiệu:
– Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, mất trí nhớ, mất ý thức, hôn mê.
– Nghe kém.
– Tổn thương nhiều cơ quan quan trọng khác: thị giác, tiêu hóa (gan, mật,…), hệ tiết niệu (thận), hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,…
Nhiễm độc mãn tính: khi tiếp xúc benzen hoặc đồng đẳng (toluen, xylen) trong môi trường lao động vượt quá giới hạn cho phép. Nhiều trường hợp sau tiếp xúc 1 tháng mới xuất hiện bệnh và có thể sau tiếp xúc 15 năm vẫn có thể khởi phát:
– Rối loạn chức năng của cơ quan tạo máu.
– Bệnh tăng sinh ác tính dòng bạch cầu
– Bệnh u lympho.
– Vô sinh.
Ngoài ra, khi tiếp xúc với đồng đẳng toluen và xylen có thể gây tổn thương hệ thần kinh với nhiều biểu hiện suy giảm trí nhớ, mất tập trung, trầm cảm,…
– Benzen là nguyên liệu quan trọng để sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ sâu … Benzen là dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm hữu cơ.
– Sơ đồ tư duy: Benzen
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 12, Hóa Học 12