Giới thiệu Bố cục bài thơ Sang thu SGK Ngữ văn 7 trang 15 (CTST) chi tiết nhất về bố cục, nội dung, câu hỏi trong SBT, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt, thể loại của bài thơ Sang thu.
Bài thơ Sang thu SGK Ngữ văn 7 được chia theo bố cục như sau
Bố cục: 3 phần
Phần 1: Khổ 1. Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.
Phần 2: Khổ 2. Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu.
Phần 3: Khổ 3. Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu
Tác giả văn bản Sang thu
– Hữu Thỉnh ( sinh năm 1942) tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh bút danh là Vũ Hữu
– Quê quán: Quê ở Tam Dương- Vĩnh Phúc
– Phong cách nghệ thuật: Ông là người viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống ở nông thôn. Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc
– Tác phẩm chính: “Thương lượng với thời gian”, “Sang thu”, “Âm vang chiến hào”…
Thể loại: Bài Sang thu thuộc thể thơ năm chữ
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới thống nhất hòa bình, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”
Phương thức biểu đạt: Văn bản Sang thu có phương thức biểu đạt là biểu cảm, miêu tả
Tóm tắt văn bản Sang thu: Bài thơ “Sang thu” là tình yêu thiên nhiên và những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu.
Nội dung chính
Bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.
Bố cục
Sang thu có bố cục gồm 3 phần:
– Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về
– Khổ 2: Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu
– Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10